Răng sâu cũng được chia làm nhiều mức độ khác nhau nên không phải trường hợp nào cũng nhổ răng sâu. Thực tế cho thấy không ít người có răng sâu được khôi phục và bảo tồn lại khá tốt, có thể phục hồi gần 90% hình dáng cùng chức năng ăn nhai của răng.
Vậy nhổ bỏ răng sâu trong những trường hợp nào?
Nếu răng mới bị sâu trên bề mặt, mô răng mất nhiều, chưa lấn sang tủy răng, tủy răng chưa chết,.. thì nên trám răng để phục hồi lại những chiếc răng này.
Nhưng nếu răng bị sâu nghiêm trọng như sâu răng đã ăn lan sang tủy, tủy bị chết gây nhiễm trùng, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến… thì nên nhổ bỏ để ngăn chặn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.
Nhổ răng sâu có đau và nguy hiểm không?
Nhổ răng sâu không quá phức tạp mà rất nhanh chóng, đơn giản nếu bạn được thực hiện, điều trị nhổ răng sâu theo công nghệ hiện đại. Đặc biệt, trước khi tiến hành bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên sẽ giúp giảm thiểu đau đớn
.
>>> Xem thêm :
Công nghệ nhổ răng mới nhất hiện nay
Sau khi gây tê và nhổ bỏ chân răng, bác sĩ sẽ xử lý sạch các mô bệnh lý quanh chóp răng, đảm bảo sự sạch sẽ cho vùng niêm mạc và nướu, tránh bị nhiễm trùng.
Răng sâu đã nhổ bỏ sẽ được thay thế bằng giải pháp răng sứ tùy theo mong muốn của mỗi khách hàng. Bước này không chỉ tạo hình ảnh thẩm mỹ mà còn bảo toàn chức năng ăn nhai, giúp mọi sinh hoạt ăn uống, giao tiếp của họ không bị ảnh hưởng.
Những điều cần chú ý khi nhổ răng sâu?
+ Răng sâu phải được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
+ Răng sâu chỉ nên nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy đã hết.
+ Nên nhổ răng vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể khỏe mạnh nhất
+ Răng sâu khi bị nhổ đi sẽ được cầm máu bằng miếng bông nhỏ trong khoảng 30 phút.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét